Địa Tạng Phi Lai tự

Cập nhật: 08/06/2018 11:23
 Địa Tạng Phi Lai tự

Tên nôm của thôn là Đùng, chùa mang tên thôn. Một ngôi chùa nhỏ loang màu thời gian nằm khuất nẻo dưới chân núi, xa rời làng mạc. Một ngôi chùa như bao ngôi chùa nhỏ khác của xã Liêm Sơn (Thanh Liêm) nhưng chứa đựng những trầm tích lịch sử nằm dưới lớp đất đồi với những vẻ đẹp của chân lý Phật giáo.

Tấm biển ghi tên chùa là Ninh Trung - tên chữ của thôn nhưng giờ nhiều người biết chùa với cái tên Địa Tạng Phi Lai, một cái tên khá lạ. Địa Tạng là tên một vị Bồ tát được thờ phụng tại chùa, còn ý nghĩa của chữ Phi Lai? Theo các cụ cao niên trong thôn, chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XI và theo tương truyền, ngôi chùa đã có thời gian được vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi ở ẩn và là nơi vua Tự Đức đến cầu tự. Chữ Phi Lai ở đây được tạm hiểu là nơi này các vị minh quân trên có thể hoặc không quay trở lại. Và từ này được chính vua Tự Đức đặt cho chùa. 

Như để minh chứng, các ngọn núi bao quanh ngôi chùa có ngọn được gọi là núi Ngự, có ngọn được gọi là núi Tháp. Khác nữa, sau khi san bằng lớp đất đá để khởi dựng lại chùa, người ta đã tìm thấy khá nhiều những mảnh gốm, phần viên gạch mang hoa văn thời Lý. Những viên gạch, mảnh gốm này khá giống với những hiện vật thời Lý được trưng bày tại chùa Đọi (Duy Tiên), trong đó có những hình ảnh đặc trưng thời kỳ này như ca thần đầu người mình chim. Và dưới những lớp đất đá ấy có thể thấy ba tầng lớp trầm tích chồng lên nhau. 

Có người còn khẳng định, dưới thời Lý đã có chùa là có tháp nên xưa trên ngọn núi sau chùa gọi là núi Tháp còn có ngôi bảo tháp được mang tên Tháp trấn Liêm Sơn. Nếu tính từ khi chùa được xây dựng, với thời gian cách khá dài như vậy những trầm tích trên chỉ được khẳng định bởi các nhà khảo cổ và lịch sử nhưng trong lòng người dân nơi ngôi chùa được xây dựng luôn là vùng đất thiêng và những truyền thuyết như mạch ngầm vẫn chảy theo thời gian như con suối nhỏ róc rách ngày đêm bên chùa.

Chùa Địa Tạng Phi Lai ở xã Liêm Sơn (Thanh Liêm).

Chùa được xây dựng có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Những hạng mục, thiết chế trên đang dần hoàn thiện nhưng Địa Tạng Phi Lai còn được biết đến chính là cảnh quan xung quanh ngôi chùa. Đây chính là ý tưởng và tâm ý của sư thầy trụ trì chùa Thích Minh Quang. Địa thế của ngôi chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung với thế đất tứ tượng: Tả thanh long (rồng xanh), hữu bạch hổ (cọp trắng), hậu huyễn vũ (chim sẻ đỏ), tiền chu tước (rùa và rắn đen). 

Dựa theo thế đất phong thủy, bên phải ngôi chùa ven theo triền núi có nhiều vạt đất bằng phẳng được thầy trụ trì trang trí cảnh quan mang đậm màu sắc giáo lý đạo Phật. Bởi hệ thống giáo lý Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý (giác ngộ) về thế giới xung quanh từ đó hướng con người đến chân - thiện - mỹ nên nơi đây cây cỏ, những bức tượng, vật dụng phụ trợ đều được cân nhắc chọn lựa tạo vẻ đẹp trong sự hài hòa, tĩnh tại làm cho người dạo bước ngắm cảnh có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, trời đất trong tâm trạng thư thái. 

Những cây trồng ở đây bình dị và quen thuộc, những cây lau, sậy, chít, trúc, lành canh được trồng thành hàng, thành bụi, ríu rít tiếng chim làm tổ. Có những triền núi trồng toàn hoa mộc hương, dâm bụt (dâng bụt), tùng, vả… Trên cao đỉnh núi sau chùa là sim, ổi, táo rừng; leo quấn quýt trên những bụi cây rừng là những dây hoa lạ mắt màu sắc nổi bật… Những loại cây trên bao quanh những vuông sân lát sỏi trắng hoặc những lối đi nhỏ men theo sườn núi. Sỏi đá thuộc Thổ giữ vai trò chủ đạo trong Ngũ hành mang theo cảm giác bền vững, an toàn nên tại Địa Tạng Phi Lai có nhiều góc sân được rải đá trắng. Theo thầy trụ trì, sỏi trắng trên sân còn mang ý nghĩa của sự thiền định bởi sự an toàn, bền vững của sỏi sẽ làm cho tâm an ổn, khi tâm an thì con người sẽ nhìn nhận mọi việc dưới con mắt sáng suốt và lạc quan hơn. Cảnh sắc ấy, khung hình ấy không thể đi nhanh mà cảm được.

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Các tin khác
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
18

Đã truy cập:
77.110.828
English