Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc

Cập nhật: 02/06/2021 16:36

Bác Hồ kính yêu không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại mà còn là người sáng lập và chỉ đạo Báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp Báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, theo dòng chảy của cách mạng, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng của Bác Hồ kính yêu.

Suốt cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính điều này đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, tìm ánh sáng soi đường cho dân tộc trên con tàu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin vào ngày 05/6/1911 với đôi bàn tay và câu nói đã đi vào huyền thoại: “Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để sống, để đi và để quay về cứu đồng bào mình”. Người phát hiện ra con đường giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, do giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất đại diện tổ chức và lãnh đạo. Người đã lựa chọn báo chí làm vũ khí đấu tranh cho hoạt động cách mạng, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giải phóng con người.

Trong những ngày tháng 6 lịch sử này, cùng với nhiều hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021), 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021). Thư viện tỉnh Hà Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” của nhóm tác giả: GS. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Cuốn sách dày 343 trang, bao gồm 2 phần chính:

Phần I: Giới thiệu 26 bài viết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh theo thời gian, bài sớm nhất là “Tâm địa thực dân” năm 1919 cho tới bài cuối cùng là “Trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô” năm 1969, chỉ trước khi Người đi xa một thời gian ngắn.

Phần II: Giới thiệu 12 bài viết của một số nhà khoa học nghiên cứu về các bài báo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Người làm báo ngay trong hoạt động thực tiễn và đấu tranh cách mạng. Từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920), Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng Le Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, là tờ báo đầu tiên do Người sáng lập. Mục đích của Le Paria là tố cáo tội ác xâm lược của bọn thực dân đế quốc; thức tỉnh người lao động ở các thuộc địa hướng tới giác ngộ, tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc.

Hơn 100 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ viết bài báo đầu tiên, báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay đã phát triển mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng cả nội dung và hình thức, tính chuyên nghiệp và đội ngũ những người làm báo, đủ các loại hình: Báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhà báo là những chiến sĩ cách mạng và cây bút trang giấy chính là những vũ khí đấu tranh sắc bén. “Bài báo là tờ hịch cách mạng”, người làm báo phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình trên mặt trận tư tưởng văn hóa “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Nội dung phong phú và khoa học của cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” được giới thiệu theo một cấu trúc chặt chẽ và hợp lý. Cuốn sách giới thiệu khá tỉ mỉ tình hình ra đời và phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu và phát triển liên tục cho tới ngày nay, cũng như vai trò to lớn, có tính quyết định, mở đường khai lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

      Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc !

                                           

                                                                                                       Hà Hằng

 

 

 

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
238

Đã truy cập:
77.113.311
English