MỘT VÀI SUY NGHĨ ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Cập nhật: 15/04/2020 15:36

Ths. Nguyễn Hữu Giới

                                             Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL

Xét chu kỳ phát triển của con người, thì sau khi ra đời, giai đoạn đầu tiên con người học nói, rồi tiếp đến được đến trường để học chữ và tiếp nhận các tri thức cần thiết khác. Có thể nói: hành trình nàyđã khởi phát cho việc xây dựngvăn hóa đọc ở những bước đi đầu tiên cho trẻ em. Và cụm từ: Nghe - nói - đọc - viết là một trong những kênh đầu tiên/ và quan trọng, thực sự có ý nghĩa to lớn giúp đứa trẻ tiếp cận tri thức thông qua đời sống, thông qua gia đình, qua sách vở, nhà trường và cả xã hội…

Điều hiển nhiên ấy cũng có nghĩa là: Bên cạnh nền tảng giáo dục gia đình và những gì gần gũi với trẻ em thuở ấu thơ, thì mái trường phổ thông và hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường (từ tiểu học đến trung học phổ thông) sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng, duy trì và bồi đắp văn hóa đọc cho con người. Thậm chí đối với không ít người, thì điều đó còn có ý nghĩa quyết định đến việc đọc và nuôi dưỡng văn hóa đọc trong suốt chặng đường đời còn lại.

Chúng ta đều biết rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu được các yếu tố: nội dung giáo dục, đội ngũ cán quản lý, đội ngũ giáo viên, viên chức phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học. Nói đến cơ sở vật chất trường học, chúng ta không thể không nói đến thư viện trường phổ thông. Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hoá và hoạt động khoa học cho toàn thể các thành viên trong nhà trường, đối với giáo viên, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, còn đối với học sinh, thư viện góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen tự học, tự nghiên cứu.

  Đánh giá khái quát hệ thống thư viện trường phổ thông thời gian qua, cho thấy: Nhìn chung có sự phát triển về mạnh số lượng, song chất lượng còn chưa thật sự đồng đều và cũng chưa thật hiệu quả như mong muốn. Tính đến năm học 2016 – 2017, trên toàn quốc có khoảng hơn 27.000 trường học phổ thông, trong đó số trường có thư viện là 23.800 (chiếm 86,8%), có tới 3.614 (chiếm tỉ lệ 13,2%) trường học phổ thông chưa có thư viện. Số thư viện đạt tiêu chuẩn 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy trình tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông đạt tỷ lệ 48,7%.

Nhiều địa phương, mặc dù còn nhiều khó khăn, đã cố gắng duy trì, củng cố các tủ sách giáo khoa dùng chung, tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật  v.v...  đội ngũ cộng tác viên đã tích cực tham gia vào việc chỉ đạo công tác thư viện và tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh v.v… Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm ở khá nhiều địa phương: nên việc ủng hộ kinh phí, trang thiết bị, sách, báo và xây dựng “tủ sách giáo khoa dùng chung”, xây dựng các “thư viện xanh” v.v.. ở nhiều trường học đã mang lại kết quả thiết thực. Thêm vào đó, việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện đã được chú trọng: Trong cả nước, ở nhiều vùng miền, các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thư viện trường phổ thông, viên chức quản lý giáo dục ở cơ sở đã được mở.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) đọc sách trong giờ ra chơi.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, bên cạnh những mặt được, những mảng sáng, thì thư viện trường phổ thông ở nước ta thời gian qua còn có những yếu kém và bất cập. Đầu tiên đó là quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ về cơ cấu, ít phát huy tính hữu dụng của nó, chủ yếu là các hoạt động thư viện đơn lẻ, rời rạc và thiếu liên kết.

Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và sách báo, tài liệu trong thư viện trường phổ thông không đồng bộ, lạc hậu so với yêu cầu phát triển hiện nay. Số lượng, chủng loại sách trong thư viện trường phổ thông của nhiều trường hoặc còn quá nghèo nàn, sách tham khảo chất lượng cao phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh, giáo viên còn ít, nên không thu hút được giáo viên và học sinh đến với thư viện.

Thứ ba, đội ngũ viên chức thư viện thường không ổn định, luôn luôn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (theo thống kê, viên chức chuyên trách thư viện trong cả nước chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 43,2%) trình độ nghiệp vụ chuyên môn lại không đồng đều. (Đây là một bài toán khó có lời giải nhiều năm nay về công tác cán bộ, đã ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào chung).

Thứ tư, hầu như các thư viện trường phổ thông ở nước ta thời gian qua vẫn hoạt động theo phương cách quản lý cũ là chính, vẫn dựa vào sổ sách cùng những phiếu đăng ký tay, nên việc quản lý thư viện đạt hiệu quả không cao. Thêm vào đó, cơ chế chính sách về thư viện trường phổ thông chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, tình hình đổi mới giáo dục. Một số chế độ, chính sách không phù hợp (ví dụ: Cán bộ, giáo viên từ kiêm nghiệm, khi trở thành chuyên trách thư viện đã bị cắt 30% phụ cấp so với trước đó khi họ còn là giáo viên). Nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thư viện-thông tin ngại về công tác thư viện trường học, mà tìm các chuyển sang ngành nghề khác.

Đi tìm nguyên nhân chủ quan & khách quan, có thể thấy được là:

      + Các văn bản, cơ chế chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lĩnh vực thư viện chưa thật đầy đủ và kịp thời, thêm vào đó việc kiểm tra đôn đốc, giám sát ở các đơn vị, địa phương chưa thường xuyên quan tâm, chú trọng.

     + Các cấp quản lý cơ sở nhiều địa phương chưa thực sự coi thư viện như bộ phận tích cực và quan trọng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

     + Viên chức làm công tác thư viện ở nhiều trường học còn thiếu về số lượng và còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Cơ thể chính sách tiền lương cho đội ngũ này chưa thực sự thu hút họ vào làm công tác thư viện.

    + Kinh phí đầu tư cho thư viện còn hạn hẹp, do đó việc bổ sung sách, tài liệu, đặc biệt là các tham khảo, báo, tạp chí không đáp ứng được nhu cầu bạn đọc.

Đi tìm lời giải cho câu hỏi: Làm gì để nâng cao văn hoá đọc cho tầng lớp học sinh phổ thông ở nước ta hiện nay, nhằm không ngừng hoàn thiện nhân cách, tri thức, rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng thẩm mỹ cho học sinh; để góp phần biến những “lợi thế của ngành giáo dục & đào tạo thành lợi ích xã hội” trong việc duy trì và nâng cao văn hóa đọc, xin được đề xuất những giải pháp cơ bản như sau:

* Trước hết về mặt nhận thức: Đề nghị các Bộ, ngành ở TW – nhất là Bộ chủ quản (Bộ GD&ĐT) cần quan tâm, đầu tư có chiều sâu hơn cho công tác thư viện, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện nay. Phải phát triển làm sao cho hệ thống thư viện trường phổ thông có chất lượng thực sự, trở thành trung tâm thông tin-tư liệu hiện đại, góp phần quan trọng và thiết thực trong việc đổi mới giáo dục, nhằm khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, tạo động lực to lớn, khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên, học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học & tự nghiên cứu. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động thư viện trở thành một hoạt động sư phạm thường xuyên, có ích trong các trường phổ thông, góp phần vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực …

* Ở tầm vĩ mô: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1.  Hoàn thiện cơ chế chính sách: Các cơ quan tham mưu của Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các ngành hữu quan tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các VBPQ về thư viện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho sự phát triển hệ thống thư viện trường phổ thông. Đặc biệt lưu ý quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác thư viện trường học.

2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu, sách báo, đồng thời đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT. Đây là công việc dài hơi, đòi hỏi có lộ trình, có kế hoạch tổng thể. Trước hết phải xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, trang thiết bị thư viện từ TW đến địa phương. Việc xây dựng mới các thư viện phải đảm bảo tối thiểu yêu cầu tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó cần xây dựng danh mục các loại sách báo cần thiết cho giáo viên, học sinh, tài liệu tham khảo. Đồng thời từng bước ứng dụng CNTT trong thư viện theo hướng mở, để bất cứ lúc nào thầy,trò đến thư viện đều có thể tìm được sách.

3. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thư viện trường học trong cả nước. Phát triển hệ thống các khoa thông tin- thư viện tại các Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục như  những năm 70-80 của thế kỷ XX.

4. Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ chủ quản cần có cơ quan tham mưu về công tác thư viện trường phổ thông, tránh tình trạng trước đây giao khoán cho NXB Giáo dục – một đơn vị sự nghiệp có thu - nên rất khó cho việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống thư viện trường học phạm vi cả nước.

* Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,đề nghị cần tăng cường quản lý Nhà nước về công tác thư viện nói chung – hệ thống thư viện trường phổ thông nói riêng - đặc biệt thời gian tới, cần phối hợp với các cơ quan chức năng, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về thư viện trường đại học & cao đẳng; thư viện trường phổ thông cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới- nhất là trong kỷ nguyên thông tin, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức...

* Ở tầm vi mô, đối với các địa phương, cơ sở: Cần củng cố, phát triển hệ thống thư viện trường học, đổi mới phương pháp phục vụ, tạo cho học sinh trong các trường phổ thông có một địa chỉ tin cậy để: Ngoài việc đọc sách học theo yêu cầu chương trình của nhà trường, học sinh trong các trường phổ thông tìm đến mượn, đọc những sách, truyện tham khảo khác. Đồng thời cần tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động việc đọc sách trong thanh thiếu nhi, học sinh, thông qua nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội, thiết thực đưa văn hoá đọc trở thành nhu cầu “như cơm ăn, nước uống hàng ngày”. Mỗi nhà trường cần có nhiều biện pháp phong phú và cụ thể để thu hút các em đến với văn hoá đọc, đến với thư viện trường - nhất là cần chú trọng tạo ra các “diễn đàn” đọc, gây sự hứng thú cho các em, để trao đổi về những tác phẩm hay, những ấn phẩm được dư luận chú ý - thông qua tổ chức Đoàn, Đội để bình phẩm nhận xét đánh giá, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Khuyến khích học sinh phổ thông trong nhà trường đọc sách báo cũng góp phần không nhỏ làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, tránh xa các quán nhậu, tệ nạn xã hội khác và vi phạm luật lệ giao thông….

Chúng ta không hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì to tát, điều gì thật lớn lao, nhưng chắc chắn là: Thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hoá đọc trong các tủ sách, thư viện nhà trường phổ thông, sẽ góp phần quan trọng bồi dưỡng nhân cách và tri thức bổ ích lành mạnh, tạo ra một chân trời mới giúp các em học sinh trưởng thành hơn và trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội./.

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
319

Đã truy cập:
77.106.113
English