I. Phần nội dung bài dự thi (tối đa 80 điểm):
* Mỗi câu trả lời đúng, đủ câu hỏi, nội dung rõ ràng, ngắn gọn theo yêu cầu của câu hỏi, có tính thời sự, có tính giáo dục có giá trị tuyên truyền.
II. Hình thức trình bày (tối đa 20 điểm):
- Sạch, đẹp, sáng tạo,
- Có hình ảnh minh hoạ, trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng, cụ thể
* Ban giám khảo chỉ chấm bài dự thi đảm bảo theo Thể lệ cuộc thi: Mỗi câu trả lời không quá 1500 từ hoặc 01 trang đánh máy (khổ giấy A4, Font chữ: Time New Roman, Cỡ chữ: 14), ảnh minh họa và lời trích dẫn tài liệu sẽ không tính trong số lượng từ.
GỢI Ý NỘI DUNG CÂU HỎI
Câu 1. Bạn hãy cho biết Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào ? Khái niệm “Gia đình” trong Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 được hiểu như thế nào?
1.1. Ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn làm Ngày Gia đình Việt Nam.
1.2. Khái niệm “Gia đình” trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được hiểu: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
Câu 2. Các thành viên trong gia đình theo Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 gồm những ai? Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên được quy định như thế nào?
2.1.Thành viên trong gia đình theo Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
2.2. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên được quy định như sau:
- Quyền:
- Nghĩa vụ:
Câu 3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Luật có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều và có hiệu lực khi nào ?
3.1. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2022.
3.2. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 gồm 6 Chương và 56 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Câu 4. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy? Hành vi bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm những hành vi nào ? Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình ?
4.1. Căn cứ Điều 1 Quyết định 363/QĐ-TTg năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có quy định lấy tháng 6 hằng năm là “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”.
4.2. Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
* Các hành vi trên được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
4.3. Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 11 Luật PCBLGĐ năm 2022 gồm:
a) Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
d) Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 5. Bạn hãy cho biết theo quy định của pháp luật địa chỉ báo tin hoặc tố giác về bạo lực gia đình ở đâu và bằng hình thức nào?
5.1. Địa chỉ báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 19 của Luật PCBLGĐ năm 2022 quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
5.2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều 19 thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
5.3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Câu 6. Nội dung của bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm những tiêu chí sau:
1. Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ.
- Nguyên tắc “Tôn trọng”: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- Nguyên tắc “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Nguyên tắc “Yêu thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
- Nguyên tắc “Chia sẻ”: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình.
- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình.
- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.
3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương.
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu.
- Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân.
- Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép.
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.
- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ.
- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.
- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị.
- Cùng chia sẻ với nhau công việc chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.
Câu 7. Bạn hãy trình bày hiểu biết của mình về những giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam được ghi trong “Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”.
- Giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam: Giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại
- Phát huy những giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng gia đình, xây dựng Quốc gia.
Câu 8. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo bạn, chúng ta cần quan tâm đến gia đình như thế nào để xây dựng “Gia đình hạnh phúc” và “Quốc gia thịnh vượng”.
- Quan tâm đến tinh thần và vật chất của các thành viên trong gia đình để xây dựng hạnh phúc gia đình
- Quan tâm đến cộng đồng, xã hội để xây dựng Quốc gia thịnh vượng