BỈ VỎ
Cập nhật: 22/03/2024 19:20
Nguyên Hồng, là một nhà văn, nhà thơ không mấy xa lạ với những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, ông được biết tới với nhiều tác phẩm tùy bút, thơ, truyện ngắn và đặc biệt là các tác phẩm sử thi viết về cuộc đời của những con người khốn khó gần gũi xung quoanh mình. Các tác phẩm của ông đều mang một sắc thái giản dị nhẹ nhàng nhưng lại đi sâu vào lòng người đọc vì những câu chuyện vừa có tính nhân văn lại vừa có những dấu ấn riêng rất độc đáo, sâu sắc và hiện thực. Ông có một tuổi thơ bất hạnh, bị mồ côi cha và thiếu thốn tình thương yêu của mẹ. Chính vì vậy ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình tới những con người có số phận nằm dưới tầng đáy xã hội. Đặc biệt là hình ảnh của phụ nữ và trẻ em luôn được ông ưu ái. Tiêu biểu trong số đó là quyển hồi ký “Bỉ vỏ” - Kể về cuộc đời của một người phụ nữ tên là Tám Bính.
Cuốn sách “Bỉ vỏ” kể về một cô gái quê tên là Tám Bính. Do ngây thơ, nhẹ dạ cả tin mà cô đã trao tất cả cho một gã sở khanh rồi dẫn đến việc có bầu. Bị cha mẹ ghẻ lạnh và đay nghiến, Bính bỏ nhà lên Hải Phòng và bắt đầu cuộc đời khổ sở, nơi mà chỉ có bất hạnh và bão tố phía trước. Bị cưỡng hiếp, hành hạ và bị đưa vào lục xì, cuộc đời Tám Bính không khác gì địa ngục trần gian. Không thể chịu nổi, cô quyết định tự tử thì được một gã trùm tên Năm Sài Gòn cứu mạng rồi được hắn chuộc thân và đem về nhà. Cuộc sống với tên tội phạm bắt đầu và sau này cô dù ban đầu không muốn nhưng cũng đi chung con đường tội lỗi. Và từ bỉ vỏ ra đời với nghĩa người đàn bà ăn cướp.
Bỉ vỏ là một tác phẩm hay, đáng đọc. Cốt truyện mạch lạc sâu sắc dưới bàn tay của cây bút trẻ tuổi dẫu còn non nớt nhưng vẫn toát lên một sự sắc bén cần có của một cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán và đậm chất châm biếm. Cuốn sách đã tái hiện lên bức tranh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nơi mà người phụ nữ còn chịu những bó buộc định kiến bất công. Một tác phẩm ghi chép số phận đau thương của cả một kiếp người. Qua đó cũng bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ bé, đáng thương nằm dưới đáy xã hội cũ.
Chu Lương