CHUYỆN KỂ VỀ MỘT GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

Cập nhật: 25/07/2023 16:24
CHUYỆN KỂ VỀ MỘT GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

Trong những ngày tháng Bảy này, chúng ta lại tưởng nhớ, biết ơn anh linh của các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh cho nền hòa bình, độc lập và có các hoạt động tri ân những người trở về sau đạn bom khói lửa đã gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, cho nhân dân. Với truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp Kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023) Thư viện tỉnh Hà Nam trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn sách “Chuyện kể về gia đình liệt sĩ” của tác giả Hoàng Liêm do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2009. Cuốn sách là câu chuyện kể về một gia đình liệt sĩ, họ Bùi Khắc ở thôn Hồ Nam, xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đó là gia đình của Nhà giáo Bùi Khắc Tráng và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lâm Thị Lam đã có bốn người con là liệt sĩ.

 Hoàng Liêm là một người may mắn được trở về sau chiến tranh. Suốt 30 năm anh luôn đau đáu về những hy sinh, mất mát của bạn bè cùng ra đi từ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nên có nhiều bài viết về những diễn biến chiến sự ác liệt, chiến công hào hùng của quân và dân ta cùng với những hy sinh mất mát to lớn của đồng đội. Thật bất ngờ, thông qua bài viết “Bùi Khắc Tường - giờ này anh ở đâu” của chính tác giả Hoàng Liêm, đăng trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bài viết như một cơ duyên đưa anh đến với gia đình liệt sĩ Bùi Khắc Tường và đó cũng là sự mở đầu cho cuộc hành trình tìm đưa hài cốt các anh trở về với đất mẹ thân thương.

Bằng lối kể chuyện tâm tình, mộc mạc với kết cấu chặt chẽ đan xen giữa hiện tại và qua khứ, bằng trí nhớ tường tận về từng sự kiện thời gian, quê quán, tính cách của từng nhân vật, “Chuyện kể về gia đình liệt sỹ” đã có sức cuốn hút và gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc. Bên cạnh hình ảnh những đồng đội nơi chiến tuyến là hình ảnh của các bậc sinh thành, là nỗi đau không thể nói lên lời khi những người con thân yêu không bao giờ trở lại và được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh của mẹ Việt Nam anh hùng Lâm Thị Lam trong bài viết “Những điều mới biết”. Cuộc đời mẹ đã chịu nhiều đau thương mất mát, hai lần tiễn con đi nhưng có tới bốn lần mẹ nhận giấy báo tử của các con.

           Mùa hè năm 1966 mẹ nhận tin con trai cả đã hy sinh - anh Bùi Khắc Khới, anh như cánh chim đầu đàn trong bầy chim non của mẹ, luôn là niềm hy vọng, niềm tự hào của cả gia đình, anh ngã xuống khi còn ấp ủ bao ước mơ, hoài bão. Nước mắt và thời gian chưa làm vơi đi nỗi đau trong lòng mẹ, thì tin dữ lại ập tới ngay trên mảnh đất này. Người con dâu thứ hai của mẹ (vợ anh Bùi Khắc Kiêm) lại hy sinh trên trận địa pháo bảo vệ quê hương“ Hôm ấy là ngày mùng 0 1 tháng 9 năm 1967, tên lửa từ máy bay địch đã bắn trúng trận địa, chị Vượng và cả khẩu đội pháo phòng không 37 ly đã anh dũng hy sinh” rồi lần lượt anh Bùi Khắc Kiêm, anh Bùi Khắc Tường cũng mãi mãi không thể trở về với mẹ. Không gục ngã trước những mất mát, đau thương mẹ Lam vẫn cùng chồng đứng lên vượt qua những khó khăn vất vả, nuôi dạy những đứa con còn lại trưởng thành với mong muốn chúng sẽ bù đắp lại những hy sinh mất mát của các anh, các chị. Trước nỗi đau và sự hy sinh cao cả, vĩ đại ấy, Hoàn Liêm chỉ biết thốt lên Mẹ ơi! Sao đôi vai bé nhỏ của mẹ lại phải mang gánh nặng giang sơn!? Sao đời mẹ lại khổ đau nhiều đến thế?.

          Những đồng chí, đồng đội được miêu tả trong cuốn sách không chỉ là những người thông minh, lanh lợi và quả cảm trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn là những người tài hoa, yêu đời với những tình cảm trong sáng. Họ là những tấm gương về sự kiên trì phấn đấu không mệt mỏi để vươn lên trong cuộc sống. Trước những con người tài hoa và quả cảm ấy, tác giả đã không nguôi nhớ về một đồng đội của mình. Trong bài: “trở lại với Bùi Khắc Tường và bài báo - giờ này anh ở đâu” có đoạn viết: Hơn ba mươi năm trôi qua, cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng chưa khi nào tôi nguôi nhớ về Bùi Khắc Tường một người có bề ngoài khắc khổ mà tâm hồn yêu thương rộng mở. Anh đã để lại trong tôi ấn tượng quá sâu sắc về một con người quả cảm luôn đón nhận thử thách mà không đòi hỏi một sự ưu tiên nào. Thanh xuân của anh mãi xứng danh anh bộ đội cụ Hồ. Nhớ anh chúng tôi lại cất cao bài hát: giờ này anh ở đâu?.

Qua từng trang sách, tác giả đã tái hiện lại hình ảnh cao đẹp của nhiều lớp người trong quá khứ cũng như hiện tại: Từ những anh hùng liệt sĩ ra đi không có ngày về đến những cựu chiến đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường; hay những lớp người đã sinh thành và nuôi dạy các liệt sĩ;... Tất cả đều thể hiện những phẩm chất cao đẹp, đáng tự hào và đậm nét nhân văn trong truyền thống của dân tộc. Là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về những chiến công anh hùng, hành động anh hùng, con người anh hùng của quê hương đất Việt, những con người đã không tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập - tự do của Tổ quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã làm cho nước Việt của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ”.

Tuy cuốn sách kể về một gia đình liệt sĩ cụ thể của dòng họ Bùi Khắc, nhưng tính khái quát rất cao bởi trong chiến tranh có biết bao gia đình đã hiến dâng cho Tổ quốc một tài sản tinh thần vô giá đó chính là những đứa con ưu tú của mình. Qua những câu chuyện kể tâm tình, mộc mạc tác giả cho ta thấy hình bóng của gia đình mình, làng quê mình, những người thân của mình hay những người đã tham gia cuộc chiến cũng có thể tìm thấy những kỷ niệm của mình trong từng trang sách. Các bạn hãy đọc và cảm nhận cuốn sách hay này để thêm yêu, thêm hiểu hơn về những nhân vật đã làm nên huyền thoại, không tiếc máu xương bảo vệ tổ quốc, đọc để tự hào về những cha, người mẹ đã thầm lặng hy sinh, chấp nhận đau thương để các con mình làm tròn nhiệm vụ với tổ quốc thân yêu.

Trân trọng giới thiệu./.

NGT: Trương Thủy

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
1.205

Đã truy cập:
74.183.007
English