Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách văn học nghệ thuật trong các thư viện - Những giải pháp và kiến nghị

Cập nhật: 26/05/2020 14:00
Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách văn học nghệ thuật trong các thư viện - Những giải pháp và kiến nghị

                                            Thạc sĩ Nguyễn Hữu Giới

            Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL                                                         

 

I. Đặt vấn đề.

 Trong hoạt động thư viện, công tác tuyên truyền, giới thiệu sách và tra cứu tài liệu – nhất là ở cơ sở - đóng một vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa. Xét về nội hàm lý luận, công tác này:

+ Được thực hiện một cách cập nhật, thường xuyên và liên tục từ khi thành lập thư viện cho tới khi nào thư viện tạm dừng hoạt động.

+ Có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động thư viện, vì không phải ai đến thư viện cũng biết cách khai thác tài liệu. Thậm chí đối với một số thư viện lớn, kể cả thủ thư thư viện, nếu làm ở bộ phận khác, cũng chưa chắc nắm được nội dung kho sách cũng như chủng loại tài liệu có trong  thư viện. Vì thế người cán bộ thư viện làm nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu sách/ hoặc tra cứu tài liệu, được ví von một cách hình ảnh như “người hoa tiêutrên biển sách mênh mông”, giúp cho bạn đọc tìm sách và đọc tài liệu được nhanh hơn, thuận tiện hơn.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạt động xuất bản và phát hành sách ở nước ta đã ngày càng phát triển. Theo thống kê sơ bộ, đến năm 2018, cả nước ta đã xuất bản được khoảng hơn 32.000 đầu sách. Đó là chưa kể hàng ngàn đầu sách được in nhái, in chui, in lậu với số lượng lớn mà các ngành chức năng rất khó có thể kiểm soát nổi. Thực trạng này cũng góp phần làm cho thị trường xuất bản sách ở Việt Nam thêm phức tạp. Và đương nhiên, cùng với sự bùng nổ thông tin và gia tăng sách xuất bản như vậy, đã làm cho bạn đọc và nguời tiêu dùng ấn phẩm sách, báo rất khó để lựa chọn sách hay, sách tốt, sách cần thiết cho mình, cho gia đình và cho bè bạn....

Chính vì lẽ đó, khi bạn đọc đến với thư viện, chắc chắn sẽ được giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ cần thiết để tìm, đọc tra cứu những tài liệu mình cần (kể cả phục vụ cho học tập, nghiên cứu và giải trí), một cách gần như hoàn toàn miễn phí. Thiết nghĩ, làn tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu sách như thế, cũng có nghĩa là cán bộ thư viện đã giúp ích cho việc định hướng đọc, tư vấn và giúp đỡ người đọc, người dùng thông tin một cách hiệu quả hơn và thiết thực hơn.

Riêng đối với thư viện cơ sở - với tư cách như là một thiết chế văn hóa bền vững - hoạt động tuyên truyền-giới thiệu sách văn học-nghệ thuật cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đó, nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật có giá trị trong thư viện sẽ được chuyển tải đến bạn đọc, để họ có thể hình dung và lựa chọn sách cho mình và cho gia đình, bè bạn. Nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật đó sẽ góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ người cho đọc, thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín, di đoan, xây dựng văn hóa mới XHCN nhân văn hơn và nhân đạo hơn.

II. Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách văn học-nghệ thuật trong thư viện: Phương thức & kết quả.

         2.1. Cơ cấu, tỷ lệ sách văn học-nghệ thuật trong kho tài liệu thư viện hiện nay.

Chúng ta thừa nhận rằng: sách văn học-nghệ thuật có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất to lớn đối với đời sống tinh thần của con người và nền văn minh nhân loại. Thực tế là từ hàng ngàn năm nay, nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật có giá trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã góp phần to lớn vào việc giáo dục và bồi đắp / giáo dưỡng tư tưởng và tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ cho con người, hướng tới chân – thiện -  mỹ, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, công bằng và văn minh hơn, làm cho “con người sống người hơn” (chữ của Các Mác). Thực tế là trong chúng ta khó có thể quên được những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới như: Không gia đình (Hécto Malô),  Đônkihôtê (Cervantes), Giấc mông đêm hè (U. Shếchxpie), Nhà thờ Đức Bà, Giang Van Giăng (Víchto Huygô), Miếng da lừa (O. Ban zắc), Epghenhi Ônhegin (A. Puskin), Chiến tranh và hòa bình (Lép Tônxtôi), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Truyện Kiều của Nguyễn Du .... cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật về: Hội hoạ, nhiếp ảnh, sâu khấu, điện ảnh và nhiều nghệ thuật khác....

Xét về mặt cơ cấu kho tài liệu (kể cả thư viện ở cấp cơ sở), không tính các thư viện chuyên ngành như các ngành KHKT, công nghệ … thì nhìn chung, mỗi thư viện công cộng có cơ cấu, tỷ lệ sách báo tài liệu như sau:

- Sách lý luận, chính trị, pháp luật: chiếm tỷ lệ từ 20% đến 25 %.

- Sách Văn học- nghệ thuật: chiếm tỷ lệ từ 25% đến 30 %.

- Sách Khoa học, kỹ thuật và công nghệ: chiếm tỷ lệ từ 20% đến 25 %.

- Sách thiếu nhi (và các môn loại tri thức khác):chiếm tỷ lệ từ 15 đến 20 %.

Nhìn qua cơ cấu, tỷ lệ sách trong kho thư viện như trên, chúng ta thấy sách văn học-nghệ thuật thường chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 kho sách báo, tài liệu trong thư viện công cộng. Xem thế đủ thấy vấn đề đọc sách văn học-nghệ thuật, dù phục vụ cho học tập, nghiên cứu, hay giải trí... cũng luôn là một nhu cầu quan trọng cho con người, từ trẻ đến già, ví như cơm ăn, nước uống hàng ngày, giúp cho con người nâng cao tính tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, góp phần bồi đắp tâm hồn con người trong một thế giới ngày càng biến động và phức tạp với nhiều thử thách,cạm bẫy khôn lường.

2.2. Phương thức tuyên truyền, giới thiệu sách văn học-nghệ thuật và kết quả.    

  * Trong thực tế, từ nhiều năm nay, ngành thư viện (trong đó có các thư viện cơ sở) thường áp dụng các phương thức tuyên truyền, giới thiệu sách sau đây:

- Giới thiệu sách/ nói chuyện sách (về một tác phẩm văn học hoặc chùm tác phẩm văn học nào đó).

- Giới thiệu sách (thư mục) chuyên đề.

- Triển lãm-trưng bày sách báo.

- Tuyên truyền, giới thiệu trực quan (pa-nô, áp-phích, băng-rôn...).

- Thi kể chuyện sách, thi tìm hiểu về sách.

- Tuyên truyền miệng (công việc của thư thư qua giao tiếp với độc giả).

- Ngoài ra còn tuyên truyền, giới thiệu sách qua cac hội thi/liên hoan, trên các kênh thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh, đài pahts thanh &truyền hình ở Trung ương và địa phương v.v…).

* Kết quả: Mỗi phương thức tuyên truyền, giới thiệu sách nêu trên có ưu thế và tác dụng nhất định. Nếu như TTGTS của diễn giả/ nhà phê bình văn học thường đi vào chiều sâu, thì tuyên truyền trực quan bằng panô, áp-phích các tác phẩm văn học cũng gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc tìm đến những cuốn sách đó. Còn  giới thiệu sách qua thư mục chỉ cung cấp những thông tin cần thiết, thì triển lãm, giới thiệu sách sẽ cho độc giả cơ hội tiếp cận ấn phẩm bằng da, bằng thịt với nhiều cách hấp dẫn (qua phần trình bày, sắp đặt, trang trí triển lãm). Có những thư viện hàng tháng tận dụng loa truyền thanh ở huyện để giới thiệu sách truyện, văn học, tác phẩm thơ mới xuất bản. Một số thư viện khác đã biết kết hợp với Đài truyền phát thanh & truyền hình tỉnh, thành phố để có mục giới thiệu sách trên truyền hình, hay qua báo chí địa phương v.v…

Một tiết mục giới thiệu sách văn học trong thư viện trại giam (Bộ Công an)

Con số thống kê cũng cho thấy: mỗi năm 63 thư viện tỉnh/TP thường xuyên triển lãm sách mới, tổ chức từ 1-2 cuộc nói chuyện, giới thiệu sách văn học-nghệ thuật(hoặc tổ chức thiếu nhi truyên truyền, giới thiệu sách), nhằm thu hút sự chú ý của độc giả. Còn hàng ngày, người thủ thư cần mẫn làm việc tại thư viện, có điều kiện là họ trực tiếp trao đổi, tư vấn, định hướng cho độc giả tìm những sách mà họ cần đến.

Do điều kiện thư viện cơ sở ở nước ta còn nhiều khó khăn về vật chất, kinh phí, trang thiết bị, vốn tài liệu và cán bộ, nên nhìn chung công tác tuyên truyền, giới thiệu sách văn học còn gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương mới chỉ kết hợp giới thiệu sách mới nhận về (trong đó có các tác phẩm văn học-nghệ thuật) qua các tủ trưng bày, hoặc giới thiệu / đọc trên loa truyền thanh của xã, phường; hoặc thông báo trên bản thông tin thư viện, cũng thường khi thủ thư trong quá trình phục vụ sẽ tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu sách văn học cho bạn đọc và các em thiếu nhi. Còn các phương thức truyên truyền khác, thì ở thư viện cơ sở ít tổ chức, vì không đủ điều kiện vật chất, kinh phí và cả con người.

Nụ cười thân thiện và việc tư vấn của cán bộ thư viện với bạn đọc khi chọn sách

2.3. Đầu tư từ phía Trung ương cho văn hóa đọc.

Khoảng hơn 2 chục năm qua (từ 1993-2015), bên cạnh việc bổ sung sách báo từ phía các địa phương (theo cơ cấu phân cấp ngân sách Trung ương & địa phương), để góp phần hỗ trợ và khắc phục khó khăn cho thư viện cấp huyện và cơ sở – nhất là các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hảo đảo – Vụ Thư viện đã tích cực tham mưu cho Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT&DL) trình Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (trong đó có nhánh thư viện). Từ kết quả này, mỗi năm Bộ đã đầu tư, hỗ trợ cho gần 400 thư viện cấp huyện ở vùng sâu, vùng xa, góp phần đưa sách báo xuống thư viện cơ sở với tổng số tiền (bằng sách) trị giá khoảng 8-10 tỷ đồng /năm (với khoảng 300 - 320 đầu sách, trong đó sách văn học chiếm tỷ lệ 30 %, sách lý luận - chính trị: 18-20%, thiếu nhi: 20%, sách KHKT - nông nghiệp khoảng 20%). Bên cạnh đó, từ năm 2004 đến 2013, cũng từ nguồn sách Chương trình mục tiêu Quốc gia, mỗi năm Bộ đã hỗ trợ, đầu tư cho 63 thư viện tỉnh, thành phố xây dựng “kho sách hạt nhân” (để luân chuyển về cơ sở), với tổng số tiền ước tính mỗi năm: 7-11 tỷ đồng (khoảng từ 350 đến 400 đầu sách), trong đó có 30 % là sách văn học. Điều này cũng chứng minh sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước ta cho hoạt động văn hóa - thông tin nói chung, văn hóa đọc cho đồng bào cả nước nói riêng. (Đó cũng lý giải & chứng minh 1 trong 3 nhiệm vụ quan trọng và then chốt của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt & phát triển văn hóa là động lực thúc đẩy và phát triển xã hội).

III. Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giới thiệu sách văn học-nghệ thuật trong các thư viện hiện nay.

Để góp phần thu hút độc giả đến với thư viện, nhất là cở cấp cơ sở, nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân, thiết thực triển khaiQuyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ“Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”,cần có những giải pháp cơ bản sau:

1.Đề nghị Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL cần chú trọng công tác tuyên truyền, giới thiệu sách nói chung – sách văn học-nghệ thuật nói riêng - đồng thời có văn bản chỉ đạo các thư viện địa phương trong cả nước, bên cạnh việc tổ chức tốt kho tài liệu & hiện đại hóa thư viện, cần chú trọng công tuyên truyền, giới thiệu sách, để người đọc có điều kiện tiếp cận được kho tàng tri thức của nhân loại, khai thác và sử dụng chúng 1 cách hiệu quả nhất, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí của đông đảo tầng lớp nhân dân (đây cũng là giải pháp căn cơ/hiệu quả khi mà hiện nay thư viện đang thưa vắng dần độc giả, do nhu cầu đọc trên mạng khá phổ biến).

2. Bên cạnh các phương thức tuyên truyền, giới thiệu sách truyền thống như đã nêu trên, các thư viện địa phương (tỉnh, huyện và cơ sở) cần đổi mới hình thức tuyên truyền & giới thiệu sách sao cho hợp lý, hiệu quả, tránh các bệnh hình thức, đánh trống bỏ dùi. Cần nghiên cứu để ứng dụng CNTT vào hoạt động này sao cho đạt hiệu quả cao (kinh nghiệm ở thư viện Singapore cho thấy: có nhiều cách quảng bá sách rất hay, rất hiện đại bằng tờ rơi, tờ bướm, kết hợp trên tường thư viện, trên giá sách hay trên màn hình TV ở các nơi cộng cộng, khu vui chơi văn hoá, giải trí).

3. Việc tuyên truyền, giới thiệu sách trên các kênh thông tin - đại chúng (báo chí, truyền thông), nhất là sách văn học-nghệ thuật cần được tăng cường và đẩy mạnh thường xuyên hơn, nhưng phải tính tới hiệu quả và lợi ích kinh tế (1 số thư viện ở địa phương chi cho tuyên truyền, giới thiệu sách trên TV chỉ từ  6-8 triệu đồng/ năm, nhưng có thư viện tỉnh tốn 30-40 triệu đồng/năm cho việc truyên truyền trên TV).

4. Đề nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và cách tính, biểu giá sao cho hợp lý đối với việc tuyên truyền, giới thiệu sách trên truyền hình (Ví dụ hiện nay chi 1,5 đến 2 triệu đồng cho khoảng 2-3 phút để quảng bá sách, giới thiệu sách, chương trình mỗi ngày 1 cuốn sách là hơi cao so với tác giả sách văn học-nghệ thuật). Cần lưu ý sách là sản phầm văn hóa tinh thần đặc thù, không thể đánh đồng như các sản phẩm thương mại khác để áp chung một biểu giá quảng cáo trên truyền hình như hiện nay.

5. Cần làm sao cho văn hóa đọc ngày càng phát triển, cả bề sâu và bề rộng, xuống tận cơ sở, thôn, làng, bản, xóm, ấp để bà con nhân dân (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi) có điều kiện tiếp cận, đọc sách báo văn học - nghệ thuật nhiều hơn nữa.

6. Cần nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp ở địa phương – nhất là ở cơ sở - để họ quan tâm hơn đến văn hóa đọc và phát triển thư viện. Cần nhớ rằng: Phát triển kinh tế là cần thiết, phải được ưu tiên hàng đầu, song không được sao nhãng việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa (trong đó có thư viện & sách báo). Bởi suy cho cùng, sách báo và thư viện không chỉ cho ta kiến thức và hiểu biết mọi mặt, để chúng ta sống, làm việc và học tập có hiệu quả hơn, tốt hơn, nhân văn hơn, mà sách và thư viện còn là nơi cung cấp cho ta tri thức, sức mạnh và là hàng trang (có thể ví như người bạn hiền gần gũi nhất) để mỗi chúng ta đi suốt chặng đường đời./.

 

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
441

Đã truy cập:
79.349.970
English