Sự ra đời của Bản Tuyên ngôn độc lập

Cập nhật: 02/10/2020 14:41

Cách mạng tháng Tám mùa thu năm 1945 nổ ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi sớm nhất. Đó là cuộc cách mạng kỳ diệu, lãnh đạo tài tình và chỉ trong có hai tuần vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ ý chí kiên cường, tinh thần hòa bình và quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới. Nó chứa đựng những lý luận chặt chẽ, sắc bén và những dẫn chứng hùng hồn có sức thuyết phục cao. Nhưng, có ai biết được để có một bài diễn văn hay và ý nghĩa như vậy, Bác đã phải trăn trở như thế nào, mất bao lâu thời gian, và viết trong hoàn cảnh ra sao?

          Cuốn sách “Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Vũ Kim Yến sưu tầm và biên soạn sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về điều này. Cuốn sách gồm 196 trang, khổ 13x20,5 cm do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2015.

          “Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập” không chỉ giới thiệu với bạn đọc về quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, những câu chuyện kể, những hồi ức về các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn cung cấp những bài viết, bài nghiên cứu có giá trị về ý nghĩa và sức sống trường tồn của bản Tuyên ngôn độc lập.

          Nội dung cuốn sách bao gồm có ba chương:

          Chương 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập.

          Chương 2: Những câu chuyện, những hồi ức về sư kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập.

          Chương 3: Tuyên ngôn độc lập năm 1945 ý nghĩa, giá trị và sự trường tồn.

          Chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên và khâm phục khi biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản thảo Tuyên ngôn độc lập “Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thâm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính Hà Nội - Ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy. Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoải nhất của Người”. “Người đã thấy rõ một sự thật là không thể trông chờ vào lòng bác ái của các nhà tư bản. Người biết chỉ còn trông cậy vào cuộc đấu tranh, vào lực lượng của bản thân dân tộc mình”.

Để có được một ngày mồng 2 tháng 9 không thể nào quên đó là cả một quá trình dài chuẩn bị với muôn vàn khó khăn thiếu thốn và cả những nguy hiểm luôn rình rập. Nhưng vượt qua tất cả bằng ý chí sắt đá, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm giải phóng dân tộc, Người đã thay mặt cho cả dân tộc hái quả của hơn tám mươi năm đấu tranh, dẫn toàn dân từng bước đi đến thắng lợi.

          Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, trước hàng chục vạn đồng bào ở thủ đô Hà Nội, đại diện cho hơn 20 triệu đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập…”, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Tiếng Bác đanh thép khi tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp trong hơn 80 năm cai trị, lúc lại xót xa với những nỗi khổ cực mà nhân dân ta đã phải chịu đựng. Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi nhất trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

          Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập càng chứng tỏ, dù bọn người có của nhiều, súng lắm, có một trình độ văn minh cao hơn nhiều và lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng bác ái từ Phương Tây tới với những chính sách ngu dân, hòng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, đất nước xơ xác tiêu điều, thì tinh thần quật cường, ý chí giành độc lập, tự do của nhân dân ta vẫn không hề bị suy giảm mà chỉ càng được tôi luyện thêm mạnh mẽ.

          Bản Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do và kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta. Là sự kết tinh giá trị văn hóa và khát vọng giải phóng con người, thể hiện ý thức dân tộc và tầm nhìn bao quát thời đại Tạo cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận vững chắc để ta tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do, tinh thần bất diệt của bản Tuyên ngôn độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho nền pháp lý quốc tế hiện đại. Bản Tuyên ngôn độc lập ấy đã và đang là những sức mạnh tinh thần để dân tộc Việt Nam xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc.

75 năm đã trôi qua kể từ thời khắc lịch sử ấy, nước Việt Nam ngày càng phát triển và không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế của một quốc gia độc lập, tự chủ trên trường quốc tế. Ánh sáng của Tuyên ngôn độc lập đã khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ngày 2 tháng 9 trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương trình “Cùng bạn đọc sách” nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thư viện tỉnh Hà Nam xin được trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Vũ Kim Yến.

         Bài: Vũ Hiệp

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
268

Đã truy cập:
77.105.194
English