Giới thiệu cuốn sách “Lễ hội Việt Nam”

Cập nhật: 06/02/2023 09:30
Giới thiệu cuốn sách “Lễ hội Việt Nam”

Với bốn ngàn năm văn hiến, đất nước Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Trong dòng sông văn hóa ấy, lễ hội là một thành tố quan trọng tạo nên hình hài, cốt cách của người Việt. Đi liền với đời sống lao động sản xuất, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa có mặt ở khắp nơi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Trong kho tàng lễ hội ấy, có những lễ hội đã có mặt cách đây hàng nghìn năm nhưng vẫn được nhân dân ta duy trì và gìn giữ. Bởi đó chính là dịp để con người có thể giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp.

          Nhân dịp Tết đến, Xuân về, Xuân Quý Mão năm 2023, Thư viện tỉnh trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Lễ hội Việt Nam” do Vũ Thuỵ An biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2015.

          Cuốn sách dày 419 trang với hàng trăm các lễ hội lớn trong cả nước được trải dài khắp ba miền: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam; là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui; nắm bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam.

          Đến với các lễ hội Miền Bắc, không thể không nói đến là lễ hội Đền Hùng Vương. Có thể nói Phú Thọ là cái nôi sinh thành của dân tộc Việt Nam, nơi mà cách đây hàng ngàn năm đã ra đời Nhà nước đầu tiên của người Việt. Vào thế kỷ thứ X, người Việt đã xây dựng nên đền Hùng - nơi kỳ thú, đầy khí thiêng sông núi, non nước hữu tình - cội nguồn linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam; với sức hút tâm linh không phải dân tộc nào cũng có, nơi đây được Vua Hùng chọn làm vị trí đóng đô. Hàng năm chúng ta hành hương về đất Tổ Hùng Vương là để tưởng nhớ cội nguồn của dân tộc, thể hiện lòng tôn kính với công lao dựng nước của các Vua Hùng và lòng tự hào lớn lao được mang danh con Lạc, cháu Hồng.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”

          Xuôi về Hà Nam ta đến với lễ hội đền Lảnh Giang, là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng, thờ Tam vị Đại Vương và công chúa Tiên Dung, Chử Đồng Tử. Trong năm lễ hội được tổ chức vào hai kỳ, tháng 6 và tháng 8 Âm lịch. Bên cạnh các nghi lễ thánh như tế lễ, rước kiệu, còn có những hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát chầu văn, chiếu chèo, võ vật, đánh tổ tôm, thổi cơm, chọi gà, đi cầu khỉ, đầu cờ người,...Lễ hội có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, được thần linh che chở trước hiện tượng thiên nhiên bất thường, thu hút đông đảo du khách thập phương tới dâng lễ và trẩy hội cầu tài, cầu lộc. 

          “Nhất vui là hội Chùa Thầy”. Đến với hội Chùa Thầy - Hà Nội, dường như mỗi người đều có những cảm nhận rất mới và lạ. Có lẽ bắt đầu từ một không gian thoáng đãng, sạch sẽ và văn minh đem lại; cũng có thể từ sự đồng điệu trong ý thức cộng đồng bảo tồn, phát huy giá trị di tích danh thắng của mỗi người dân Sài Sơn. Hội Chùa Thầy diễn ra từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 âm lịch, du khách được thoải mái chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình “Có động, có hồ, có chợ Trời/ Núi sông tiêu biểu giải kỳ quan”; thưởng thức các màn múa rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà Tổ sư của nghề Từ Đạo Hạnh truyền lại, đồng thời là để tưởng niệm ngày Pháp sư Từ Đạo Hạnh hoá Phật.

          Đi dọc chiều dài đất nước ta đến với các lễ hội Miền Trung. Tiêu biểu là lễ hội cầu ngư ở Phan Thiết - mang đậm các yếu tố dân gian chủ yếu của ngư dân Việt Nam; đây là một loại hình lễ hội đặc trưng vừa thực hiện trên bờ, vừa thực hiện trên mặt biển, kết hợp nhiều hoạt động lễ nghi đa dạng với các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc. Trong đó lễ rước Thần Nam Hải là lễ nghi quan trọng nhất, là điểm nhấn của lễ cầu ngư.

          Hay đến với Hội An - Quảng Nam nhớ xem hội bài chòi đã trở thành một sân chơi quen thuộc của người dân Hội An. Cứ vào tối các ngày thứ bảy mọi người lại tụ tập về khoảng sân giữa phố Hội và sông Hoài để có những giờ phút thư giãn một cách đầy hứng khởi cho kỳ nghỉ cuối tuần. Sân chơi đã đem lại chút không khí sôi nổi giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không hề mất đi vẻ đẹp yên bình rất đặc trưng của Hội An. Nó vừa mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hoá truyền thống đầy ý nghĩa.

          Tiếp tục đưa độc giả về với các lễ hội Miền Nam. Náo nức mùa lễ hội Đôn Ta - Tây Ninh, đã thấy sen trắng nở trong chiếc ao trước chùa Khe Đon vào mùa lễ Đôn Ta. Dưới bóng cây bồ đề, rào rạt tiếng gió luồn qua những mùi hương dịu dàng và tinh thiết. Là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khơmer, được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

          Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Từ lâu đã trở thành một truyền thống, một thói quen văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Hàng năm, đến ngày vía Bà Châu Đốc, nhiều du khách phương xa và người dân địa phương lại có dịp hội tụ, cùng nhau cầu chúc nhiều may mắn và sức khỏe cho gia đình.

          Điểm qua các lễ hội kể trên, chúng ta có thể tìm hiểu, khám phá thêm nhiều lễ hội  đặc sắc khác trong cuốn sách như: lễ hội đền Trần Thương - Hà Nam, lễ hội Chùa Hương - Hà Nội; Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh; hay Đêm hội Cơ Tu - Đà Nẵng, lễ hội Đua bò ở An Giang và lễ hội Chùa Bà - Thành phố Hồ Chí Minh,… Các lễ hội luôn mang đậm giá trị về mặt văn hóa, đã trường tồn trong lịch sử cộng đồng xã hội, được bảo lưu, phát triển, lặp lại và quảng bá không ngừng. Bạn đọc sẽ thấy được những nét đẹp cổ truyền đã được làm sống lại và phát huy giá trị vốn có của nó; nó chứa đựng những nét chung của các dân tộc và cả những nét riêng của từng miền, từng vùng. Là một nhu cầu không thể thiếu của người Việt Nam ở nhiều thế hệ.

Với mong muốn giúp các bạn tìm hiểu về các giá trị văn hóa cổ truyền cũng như những nét đẹp tiêu biểu trong lễ hội truyền thống của dân tộc ta, cuốn sách "Lễ hội Việt Nam" sẽ là một nguồn tư liệu quý để các bạn tìm đọc và nghiên cứu.

Vũ Hiệp

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
261

Đã truy cập:
77.104.711
English