Giới thiệu cuốn sách: "Những người dệt nên huyền thoại Tàu không số"

Cập nhật: 12/10/2022 09:22
Giới thiệu cuốn sách: "Những người dệt nên huyền thoại Tàu không số"

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất, những con tàu nhỏ bé thường gọi là “Tàu không số” đã bí mật vượt biển Đông, tiếp tế vũ khí, bổ sung lực lượng cho chiến trường miền Nam. Đoàn vận tải thủy 759 tiền thân của Đoàn 125 Hải quân, đã mở đầu cho một hành trình đầy gian khó, hy sinh, nhưng mang ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp kháng chiến. Những chiến sĩ Đoàn tàu không số đã không quản hi sinh, lấy máu xương của mình âm thầm, lặng lẽ cùng nhân dân Việt Nam từng bước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Hình tượng chân thực của những con người “như chân lý sinh ra” cùng với những chiến công huyền thoại trên mỗi chuyến tàu không số là minh chứng hùng hồn về sự sáng tạo, mưu trí của dân tộc Việt Nam.

Viết về hình tượng của những cán bộ, chiến sĩ trên “Đoàn tàu không số” ấy chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách:“ Những người dệt nên huyền thoại Tàu không số” do Công ty CP Sách Trí thức Việt phối hợp với Nhà xuất bản Dân trí  xuất bản và phát hành năm 2022. Cuốn sách tập hợp là những trang ký ức hào hùng của các cựu binh Đoàn tàu không số với những chuyến vượt biển đầy hiểm nguy, những cuộc đối đầu sinh tử với kẻ thù, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đứng trước yêu cầu bức thiết của việc chi viện vật chất và tinh thần cho nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết về “Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam”. Ngày 23 -10- 1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân với tên gọi “Đoàn tàu không số” để làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, trang thiết bị bằng đường biển cho miền Nam.

Ngày 11 -10- 1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên mang tên Phương Đông I chở vũ khí đã rời bến Đồ Sơn Hải Phòng và cập bến Vàm Lũng Cà Mau an toàn, khai thông tuyến đường vận chuyển vũ khí trên biển nối liền hai miền Nam – Bắc. Từ đây, cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến  chi viện chiến lược sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trên con đường vận chuyển ấy, cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu không số với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt” đã âm thầm hi sinh tình cảm riêng tư, xác định ra đi là cảm tử, chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn, thử thách. Mỗi chuyến đi của họ là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, sóng gió. Vượt lên tất cả là sự chiến thắng chính mình, đòi hỏi ý chí kiên định, sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh, góp phần quan trọng cùng dân tộc Việt Nam viết nên trang sử chói lọi nhất ở thế kỷ XX.

Gắn với liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của thời cả nước cùng ra trận, dân tộc Việt Nam mãi mãi không quên những người có công với Tổ quốc nói chung, với những “Yết Kiêu” của thời đại Hồ Chí Minh nói riêng. Những chiến sĩ Đoàn tàu không số đã không quản hi sinh, lấy máu xương của mình âm thầm, lặng lẽ cùng nhân dân Việt Nam từng bước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Họ -  những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, là những người con Việt Nam bình dị nhưng chiến công của họ đối với Tổ quốc vô cùng lớn lao, trở thành huyền thoại, mãi mãi là gương sáng cho thế hệ hôm nay, mai sau học tập và noi theo.

Trước yêu cầu “tuyệt đối bí mật” của con đường Hồ Chí Minh trên biển nên những người làm nhiệm vụ trên những con tàu không số không được cho ai biết việc làm của mình, kể cả người thân. Trong số những tấm gương tiêu biểu ấy phải kể đến như người anh hùng Bong Văn Dĩa trong một lần đến thăm Nhà máy sắt tráng men Hải Phòng  - nơi con trai đang công tác, cha con đã gần chục năm trời vắng bặt tin nhau nhưng đồng chí vẫn không dám nhận con mà chỉ lén nhìn: Mặt ông Hai Dĩa đanh lại, hai hàm răng cắn chặt, mím môi như cố không để bật ra tiếng nói. Chắc ông đã mãn nguyện khi được ngắm nhìn đứa con trai yêu quý”.Hay có chiến sĩ ra đi làm nhiệm vụ mà không thể tạm biệt người yêu khiến anh bị cho là kẻ bộc bạc. Rồi anh hi sinh, nỗi oan tình ấy được anh mang theo vào lòng biển cả ; hay đó còn là câu chuyện về thuyền trưởng lừng danh Hồ Đức Thắng (Ba Thắng) và nỗi oan của người vợ đã làm hàng triệu con tim xúc động. Nếu như anh Hồ Đức Thắng – trong những chuyến tàu chở hàng về Nam sau đó – không may hi sinh thì ai sẽ “minh oan” cho vợ anh? Còn rất nhiều câu chuyện khác…Đó là sự hi sinh âm thầm mà vô cùng lớn lao của những chiến sĩ tàu không số cũng như những người thân yêu của họ.Những người chiến sĩ ấy đã vượt qua muôn vàn gian khổ, vượt qua sự phong tỏa ác liệt, vây ráp gắt gao của kẻ thù để đưa hàng trăm lượt tàu đã ra khơi, hàng nghìn tấn vũ khí, hàng hóa, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Mỗi câu chuyện của những “chứng nhân lịch sử” đã đem đến cho người đọc sự xúc động, tự hào về bản lĩnh, phẩm chất của những chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng- những “Yết Kiêu” của thời đại Hồ Chí Minh kiên trung, bất khuất, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang: “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Rạch Biển Đông giữ lấy sơn hà”.

Hình ảnh con đường Hồ Chí Minh trên biển và những con người Việt Nam bất khuất, kiên cường là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi lớn mà thế giới băn khoăn “Vì sao Việt Nam thắng Mỹ”. Những con người làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ có tầm quan trọng, quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn giữ vai trò, vị trí không thể thiếu đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hôm nay. Chiến công và tầm vóc thời đại của các anh trên con đường biển mang tên Bác mãi mãi là niềm tự hào, sự kiêu hãnh, là bệ đỡ vững chắc của dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập.

Có thể nói cuốn sách“Những người dệt nên huyền thoại Tàu không số” cũng là lời tri ân của thế hệ hôm nay đối với những cống hiến, hi sinh của cha anh; đồng thời cũng là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc!

Tuyết Mai

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
2.632

Đã truy cập:
67.254.995
English