Giới thiệu cuốn sách: "Đại đướng Võ Nguyên GIáp: từ người thầy dạy sử đến vị Đại tướng làm nên lịch sử"

Cập nhật: 20/12/2021 10:28
Giới thiệu cuốn sách: "Đại đướng Võ Nguyên GIáp: từ người thầy dạy sử đến vị Đại tướng làm nên lịch sử"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã cùng Đảng và Bác Hồ sáng lập xây dựng và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên tuổi của Ông gắn liền với những mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc. Thế giới đánh giá ông là thiên tài quân sự của thế kỷ 20, chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân - vị đại tướng của nhân dân.

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021), Thư viện tỉnh Hà Nam xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Từ người thầy dạy sử đến vị đại tướng viết nên lịch sử” của tác giả Ánh Dương được Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2020.

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước, ngay từ nhỏ, cậu bé Giáp đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, người dân Việt Nam lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ những câu chuyện mẹ kể đến những sự kiện lịch sử trên quê hương yêu dấu đã tác động sâu sắc vào tiềm thức con người Võ Nguyên Giáp, nuôi dưỡng trong ông tình yêu nước nồng nàn, lòng căn thù giặc từ thuở ấy. Ông đã “thai nghén” tình yêu sử, am hiểu lịch sử khởi đầu từ phong trào đấu tranh cách mạng trên mảnh đất quê hương. Võ Nguyên Giáp đặc biệt say mê với các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý; ông chỉ rời sách vở khi bận đến dự những cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề liên quan đến lịch sử nước nhà như “cứu nước”, “canh tân đất nước” hay “đánh giặc ngoại sâm”…

Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào bãi khóa của học sinh trường Quốc học Huế sau đó bị bắt và bị đuổi học phải trở về quê nhà. Từ đó người thanh niên Võ Nguyên Giáp đã được tiếp cận luồng tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc qua tài liệu “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu trong đó có hai bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Võ Nguyên Giáp đọc và vô cùng xúc động: “Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật”. Và không ngờ được rằng hai bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc lại chính là sợi dây kết nối số mệnh của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tiếp tục đấu tranh trong các phong trào yêu nước, khát vọng lớn lao về hòa bình đã đưa Võ Nguyên Giáp đến với trường Tư thục Thăng Long và trở thành thầy giáo dậy Sử xuất sắc ở ngôi trường này - nơi hội tụ những người yêu nước lúc bấy giờ. Người thầy Võ Nguyên Giáp đã thổi hồn vào tâm hồn thế hệ trẻ tình yêu nước, lòng căm thù giặc, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức, bất công; gieo vào lòng học trò lý tưởng phải sống sao cho trọn đạo với quê hương. Ông vận động học sinh tham gia các phong trào như: Hội Truyền bá quốc ngữ, cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc của Việt Minh, tổ chức bán báo Đảng công khai và vận động quyên góp ủng hộ báo.

Thấm nhuần tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và bắt đầu tham gia các hoạt động trong Việt Nam độc lập Đồng minh Hội - một tổ chức chống phát xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông có vinh dự và may mắn sớm được gặp Nguyễn Ái Quốc, sống và làm việc thường xuyên bên Người trong suốt nhiều năm. Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy ở Võ Nguyên Giáp những dấu hiệu của một thiên tài quân sự và tin tưởng giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ chỉ huy quân sự của cách mạng Việt Nam; đồng thời Người căn dặn Võ Nguyên Giáp “Phải tranh thủ học tập về quân sự”, quyết định giao cho Võ Nguyên Giáp việc thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944 - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã tập hợp một đội gồm 34 chiến sĩ ưu tú được chọn lựa từ các đội vũ trang - đội quân đàn anh, đội quân chủ lực đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, là “một đoàn quân gang thép, rắn chắc không sức mạnh nào khuất phục nổi, sẵn sang quật nát kẻ thù”. Trong quá trình hoạt động quân sự, Võ Nguyên Giáp thật sự là Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, tổ chức thắng lợi chiến tranh nhân dân Việt Nam với những dấu ấn lịch sử. Đây là sự kiện đánh dấu và quyết định đến sự nghiệp chỉ huy quân sự của Võ Nguyên Giáp.

Trong kháng chiến chống Pháp, chính ông đã buộc thực dân Pháp phải thất bại trong chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” khi đánh vào Hà Nội cuối năm 1946 và Việt Bắc Thu - Đông 1947; Người tổ chức thắng lợi Chiến dịch tiến công Biên Giới 1950 với mưu kế “đánh điểm, diệt viện”; Người “nhạc trưởng” đã buộc Na-va phải phân tán binh lực trong Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, sau đó thực hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ toàn thắng với phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ông là một trong những người đã góp phần quan trọng vào chủ trương chiến lược của Đảng: “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến”. Nhờ đó, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Ông đã cùng Bộ Thống soái tối cao đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Dấu ấn của Ông đặc biệt rõ nét trong Chiến dịch Khe Xanh, Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; trong các chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, trong “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972; và đặc biệt trong Đại thắng mùa Xuân 1975 với Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch tiến công Huế, Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Võ Nguyên Giáp không chỉ có tài cầm quân, mà còn là nhà lý luận quân sự uyên thâm, tác gia hàng đầu về học thuyết quân sự Việt Nam hiện đại. Tư tưởng và lý luận của Ông về vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội nhân dân, về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh nhân dân trong thời đại mới; không chỉ được người Việt Nam, mà nhiều lãnh tụ và tướng lĩnh trên thế giới nghiên cứu, học tập. Với Ông, chiến tranh nhân dân Việt Nam thật sự trở thành nghệ thuật, như lời ông nói: “Nghệ thuật quân sự của chúng tôi là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng”.

Võ Nguyên Giáp, là một người dạy sử, nhà nghiên cứu lịch sử. Và chính Ông đã làm nên lịch sử của mình và của cả dân tộc, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc với những chiến thắng vang dội khắp năm châu, chấn động địa cầu của quân đội Việt Nam thế kỷ hai mươi. Cả cuộc đời Ông đã sống, cống hiến hết mình cho Đảng, cho Dân tộc, cho Nhân dân, xứng đáng là một học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh. Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn Dân, toàn quân lập nên những chiến công hiển hách khắc sâu vào lịch sử dân tộc.

Cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Từ người thầy dạy sử đến vị đại tướng viết nên lịch sử” với mong muốn mang tới độc giả những tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân dân ta.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong tứ đại danh tướng của dân tộc Việt Nam; vị tướng huyền thoại, vị tướng của Hòa bình, độc lập, tự do.

 

Vũ Hiệp

Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào
Scroll

© Bản quyền thuộc Thư viện tỉnh Hà Nam

Địa chỉ: Đường Trần Phú - Phường Quang Trung - TP.Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0226.3851511 - Fax: 0226.3851511 - Email: [email protected]

Ghi rõ nguồn "Thư viện tỉnh Hà Nam" khi sử dụng lại nội dung trên trang thông tin

Đang Online:
211

Đã truy cập:
77.108.581
English